Xông lá là một phương pháp trị bệnh trong y học cổ truyền, nó mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bất cứ bệnh nào cũng có thể xông, nếu không có kiến thức đầy đủ có thể dẫn đến nguy hại cho sức khỏe. Vậy đối với bệnh thủy đậu thì sao? có nên xông không? Để biết bị thủy đậu có nên xông không hãy cùng quantumcare.vn khám phá nội dung bài viết dưới đây!

Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu hay còn gọi là bệnh rạ là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut thủy đậu – Varicella gây nên. Loại virut này không chỉ gây ra bệnh thủy đậu mà còn bệnh giời leo ở người trưởng thành. Bệnh thủy đậu thường trải qua 4 giai đoạn phát triển bệnh, mỗi giai đoạn đều có dấu hiệu khác nhau, cụ thể như:

Giai đoạn ủ bệnh: đây là giai đoạn cơ thể bắt đầu nhiễm virut Varicella, giai đoạn này thường kéo rất dài và không có bất cứ dấu hiệu nào để chúng ta nhận biết được.

Giai đoạn phát bệnh: Vào thời điểm này, cơ thể sẽ bắt đầu có những dấu hiệu như thường xuyên đau đầu, cơ thể luôn mệt mỏi, sốt nhẹ. Và cũng có những phát ban đỏ trên da, nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy.

Giai đoạn toàn phát: giai đoạn này thì mọi người có thể dễ dàng nhận ra bệnh thủy đậu, vì cơ thể người bệnh bắt đầu có dấu hiệu như đau đầu giữ dội, đau các cơ, buồn nôn, sốt cao và hơn hết các nốt đổ hình tròn to hơn, lộ rõ hơn. Đặc biệt, các mụn nước này còn gây ngứa rát, cực kỳ khó chịu, mụn nước này có thể mọc kín cơ thể kể cả vào niêm mạc miệng và gây cản trở đến việc ăn uống.

Giai đoạn hồi phục: Thủy đậu cũng là bệnh tự khỏi sau 7-10 ngày, các mụn nước sẽ tự khô lại và bong vảy dần. Tuy nhiên, trong thời gian này các nốt đỏ cần vệ sinh chăm sóc cẩn thận nếu không sẽ sẽ bị nhiễm trùng. Và tốt nhất hãy sử dụng các loại thuốc bôi để trị bệnh nhanh khỏi cũng như tránh để lại sẹo.

Bị thủy đâu có được ra ngoài không? có lây không?

Bị thủy đậu kiêng gió không? có ra ngoài không? có lẻ đây là thắc mắc của rất nhiều người khi mắc bệnh thủy đậu. Và theo lời khuyên của bác sĩ thì bệnh nhân có thể hoàn đi ra ngoài bình thường nếu đang trong giai đoạn thuyên giảm. Tuy nhiên, còn ở giai đoạn toàn phát người bệnh sức khỏe khá yếu do đó không nên ra ngoài. Hơn hết, các mụn nước lúc này sưng to, nhiều dịch việc ra ngoài sẽ khiến các yếu tố như nắng, gió, bụi bặm bu bám vào, điều này sẽ làm bệnh tình nặng hơn.

Và mọi người nên nhớ rằng bệnh thủy đậu hoàn toàn không cần kiêng kỵ gió, do đó nếu ở trong nhà tốt nhất mặc đồ thoáng mát, rộng rãi để tránh gây chà xát các mụn nước. Nhưng người bệnh cần biết rằng thủy đậu là bệnh truyền nhiễm và lây lan từ người sang người bằng cách tiếp xúc trực tiếp, lây lan qua không khí từ các giọt nước bọt nhỏ li ti được tiết ra từ đường hô hấp (ho, hắt hơi, nói chuyện) hoặc lây từ các chất dịch ở nốt phỏng.

Ngoài ra, nó còn có thể lây gián tiếp qua những đồ vật bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng. Như việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân: bàn chải đánh răng, khăn mặt, ăn uống chung với người đang bị thủy đậu.

Bị thủy đậu có tắm sữa tắm được không?

Quan điểm của ông bà xưa ta cho rằng khi bị thủy đậu nên kiêng gió và nước. Nhưng thực ra điều này hoàn toàn không đúng, chúng ta có thể kiêng gió, hạn chế ra ngoài vì các yếu tố bên môi trường ngoài có thể khiến bệnh tình nặng hơn. Nhưng việc tắm rửa, vệ sinh hằng ngày là điều không thể bỏ qua. Bởi vì khi bị thủy đâu, người bệnh cần tắm gội hằng ngày để giúp cơ thể được sạch sẽ mồ hôi, bụi bẩn, loại bỏ vi khuẩn.

Đối với người bị thủy đậu không tắm xà phòng, sữa tắm hay dùng mỹ phẩm, kem dưỡng da…. bởi vì thành phần trong sản phẩm có thể làm kích ứng những nốt mụn nước gây ngứa rát khó chịu, đồng thời làm khô da dẫn đến việc điều trị bệnh hơn. Mặc dù bị thủy đậu được tắm, nhưng nên tắm nước ấm và trong quá trình tắm không nên chà xát mạnh lên da, vì nó sẽ khiến các mụn nước bong ra sẽ gây rát.

Đồng thời, việc tắm nước ấm dễ giúp da dễ chịu, những mụn nước sẽ không bị kích ứng. Ngoài ra, để hạn chế sự bùng phát các mụn nước lan rộng, khi bị thủy đậu tắm lá chè xanh hoặc nước muối loãng để có thể giúp cơ thể sạch khuẩn hơn. Thực hiện điều này bằng cách vệ sinh thật sạch chậu tắm, bồn tắm, sau đó hòa thêm ít muối vào nước ấm. Bệnh nhân ngâm mình từ 5 đến 10 phút, giữ tinh thần thoải mái, thư giãn.Sau khi tắm nên mặc quần áo rộng rãi, chất liệu thoáng mát tránh bí bách.

Bị thủy đậu có nên xông không?

Xông lá là một phương pháp có từ lâu đời của dân gian, dự trên hình thức điều tiết thân nhiệt bằng cách đẩy mồ hôi ra khỏi cơ thể qua hơi ấm của nước. Việc tăng tiết mồ hôi và giãn nở những mạch máu ngoại biên qua xông hơi không những có thể giúp giải cảm, hạ sốt mà còn được vận dụng để làm tiêu thủng tán thấp, hạ cao huyết áp và giải độc cho cơ thể trong nhiều trường hợp khác nhau. Chính vì vậy mà bà con ở nông thôn thường sử dụng các loại lá đề nấu rồi xông hơi nhằm cải thiện bệnh mà không cần sử dụng đến thuốc tây. Nhưng liệu đối với bệnh thủy đậu có nên xông không?

Với phương pháp này sẽ giúp bệnh thủy đậu nhanh khỏi, nhưng không phải lúc nào người bệnh cũng được xông hoặc xông thường xuyên. Bởi nếu xông hơi lá quá nhiều sẽ khiến lượng mồ hôi tiết quá nhiều, điều này sẽ dẫn đến cơ thể mất nước và gây ra nhiều nguy hại cho thể. Và đặc biệt, nếu bệnh đã nhiễm sâu vào bên trong thì lúc này không nên xông hơ nữa mà tốt nhất dùng biện pháp khác để chữa trị.

Đặc biệt, đối với những người trong trường hợp: cao huyết áp, có bệnh về tim mạch, phụ nữ mang thai, những người hay ra mồ hôi, mất máu nhiều, người mới ốm dậy, người cao tuổi, trẻ em và đặc biệt là bệnh ngoài da, trong đó có bệnh thủy đậu thì tuyệt đối không nên sử dụng phương pháp này.

Mặc dù không thể xông lá, nhưng người bệnh có thể dùng các loại lá như lá kinh giới, lá sầu đâu, lá chè dùng để tắm hằng ngày. Bởi vì đây hoàn toàn là thảo dược thiên nhiên có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, giảm ngứa ngáy và làm khô những vết mụn nhanh chóng.

Cần phải làm gì khi bị thủy đậu?

Ăn uống đúng cách, đầy đủ dưỡng chất

Nhiều người thường thắc mắc rằng khi bị thủy đậu nên kiêng gì và ăn gì để tránh bị sẹo sau này. Và thực sự chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian lành bệnh.Người bệnh thủy đậu cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để bệnh mau chóng thuyên giảm. Bệnh nhân ăn uống điều độ, ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt.

Và tránh để lại sẹo sau này, bệnh nhân cần tránh ngay những món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, hạn chế thực phẩm từ bơ sữa, không ăn trái cây giàu vitamin C, thực phẩm cay nóng, mặn, thực phẩm giàu arginine…Bên cạnh đó, nên bổ sung nhiều rau xanh, các loại củ, trái cay giàu collagen, các loại cá, chất xơ để giúp hệ miễn dịch tốt hơn, kháng lại bệnh và giúp bệnh nhanh chóng lành lặn.

Bài viết liên quan:

Sử dụng thuốc trị thủy đậu

Rất nhiều người khi bị thủy đậu sẽ nghĩ ngay đến việc bôi xanh methylen vào các nốt đỏ. Việc bệnh nhân thủy đậu bôi xanh methylen khi nốt phỏng chưa vỡ là không cần thiết, người bệnh đặc biệt là trẻ em cũng không thích vì trông rất nhem nhuốc. Chỉ bôi xanh methylen khi nốt phỏng nước của bệnh thủy đậu bị vỡ, lúc này việc chấm trực tiếp thuốc xanh methylen vào nốt vỡ làm se nốt và ngừa bội nhiễm vi khuẩn, sát trùng để nốt phỏng nước khô nhanh.

Bên cạnh methylen thì các bạn có thể tìm đến sản phẩm của thương hiệu Quantum Care với 2 dòng sản phẩm hỗ trợ điều trị thủy đậu: Smart Skin (dành cho người lớn) và Baby Skin (dành cho trẻ em). Hai dòng sản phẩm này được khá người bệnh tin dùng vì mang đến hiệu quả tốt và cực kỳ an toàn cho da, hơn hết nó rất dễ sử dụng, sạch sẽ không giống như methylen. Đặc biệt, chúng còn cung cấp liên tục điện tử cho nano bạc để hạt nano bạc này sát khuẩn nhanh, mạnh và liên tục.

smart-skin-va-baby-skin
Smart Skin và baby Skin

Smart Skin và Baby Skin đều là dạng dùng để xịt, do đó khi xịt lên bề mặt vết thương sẽ tạo ra một lớp màng nano sinh học bao phủ làm sạch da, sát khuẩn, bảo vệ vết thương, ngăn nhiễm khuẩn giúp vết thương mau lành. Đặc biệt, sử dụng các sản phẩm này thường xuyên, chúng ta có thể ngăn ngừa các bệnh do virus: siêu vi, thủy đậu, tay chân miệng, sởi, rubella, zona thần kinh…. Để biết thêm chi tiết sản phẩm, quý khách liên hệ trực tiếp đến quantumcare.vn nhân viên sẽ hỗ trợ tư vấn cụ thể nhé.

Phòng tránh bệnh thủy đậu tái phát

  • Tránh tiếp xúc ngoài da với bệnh nhân đang bị thủy đậu.
  • Tuyệt đối không sử dụng, dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn, quần áo… với người bị bệnh.
  • Cần bổ sung nhiều nước cho cơ thể, có thể uống nước ép nhưng hạn chế các loại nước ép giàu vitamin C.
  • Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên, giúp cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch được tăng cường, từ đó giúp phòng tránh bệnh tật.
  • Tắm rửa, vệ sinh hằng ngày để loại bỏ vi khuẩn, luôn giữ cơ thể sạch sẽ, mặc đồ thoáng mát, rộng rãi.
  • Hạn chế việc ra ngoài để tránh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bụi bặm, gió, vi khuẩn bám vào khiến bệnh lâu khỏi.
  • Nên tiêm phòng vacxin thủy đậu cho các bé lúc còn nhỏ.
  • Bệnh nhân thủy đậu cần ngủ đủ giấc, có thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

Trên đây là tất tần tật các thông tin hữu ích về bệnh thủy đậu cũng như có thể giải đáp thắc mắc bị thủy đậu có nên xông không? Hi vọng nội dung trên giúp người bệnh có những cách phòng tránh và điều trị bệnh nhanh chóng khỏi. Chúc bạn sức khỏe thật tốt!

Tham khảo thêm: