Bệnh tay chân miệng không chỉ xảy ra ở trẻ em mà người lớn cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh nếu hệ miễn dịch kém. Bạn hoặc người nhà đang bị mắc bệnh và băn khoăn không biết thuốc sát trùng bệnh tay chân miệng loại nào tốt nhất? Vậy thì hãy theo dõi bài viết sau đây, quantumcare.vn sẽ tư vấn giúp bạn ngay.
Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm trùng do virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71 gây ra. Các virus này sống trong đường tiêu hóa, lây từ người này sang người thông qua việc tiếp xúc thông thường. Thường bệnh tay chân miệng xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi vì giai đoạn này hệ miễn dịch của các bé còn kém nên khả năng chống lại các virus gây bệnh còn nhiều hạn chế.
Tuy nhiên những trẻ lớn hơn và người trưởng thành cũng có thể bị mắc bệnh tay chân miệng. Thời điểm khiến bệnh dễ hoành hành nhất đó là mùa xuân, mùa hè và mùa thu. Bệnh tay chân miệng không gây hại, không cần điều trị bằng thuốc đặc hiệu và tự khỏi trong vòng 2 tuần. Nhưng nếu các biến chứng xuất hiện mà không được chữa trị đúng cách thì nguy cơ cao sẽ bị viêm màng não, bại liệt hoặc dẫn đến tử vong.
Dấu hiệu nhận biết bị mắc bệnh tay chân miệng
Giai đoạn đầu, bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ em có dấu hiệu như bệnh cúm. Cơ thể bé sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau cổ họng, sốt nhẹ. Khoảng 1-2 ngày các triệu chứng của bệnh mới xuất hiện rõ hơn. Bé có thể bị nổi bóng nước trên da, quanh miệng, bên trong má, lòng bàn tay và bàn chân, mông và xung quanh hậu môn.
Các nốt ban này ban đầu xuất hiện như một vết sẹo nhỏ, mờ, màu đỏ và phẳng. Chúng dần dần trở thành các nốt phồng rộp như những bóng nước, chứa đầy dịch và có thể vỡ ra khiến trẻ đau đớn. Sau 1-2 tuần thì các bóng nước thường sẽ biến mất. Tuy nhiên nếu các bé khi bị mắc bệnh tay chân miệng chỉ nổi nóng nước trong miệng hoặc cổ họng thì sẽ khó xác định được bệnh vì các bé còn quá nhỏ sẽ không thể nói được cho người lớn biết mình đang bị đau họng.
Bởi vậy khi thấy các bé bị sốt, đồng thời có dấu hiệu ngừng ăn uống hoặc không muốn ăn uống thì nên đưa xem kỹ trên cơ thể bé có bọng nước hay vấn đề gì bất thường không và đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Ngoài những dấu hiệu trên thì bệnh tay chân miệng còn các dấu hiệu khác như: đau nhức cơ bắp, đau đầu, cứng cổ; bồn chồn; ngủ không ngon giấc, hay giật mình hoặc ngủ nhiều hơn; trẻ nhỏ thường bị chảy nước miếng vì đau họng; trẻ thích ăn dạng lỏng và thức uống lạnh.
Một số trường hợp, trẻ bị tay chân miệng không có dấu hiệu của bệnh như trên hoặc triệu chứng rất nhẹ nên ba mẹ cần quan sát con kỹ để biết vấn đề bất thường xảy ra với các bé. Sau khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh trẻ sẽ không bị bệnh ngay mà mất khoảng 3-6 ngày các dấu hiệu đặc trưng của bệnh mới xuất hiện.
Thuốc sát trùng bệnh tay chân miệng loại nào tốt nhất?
Thị trường có khá nhiều loại thuốc sát trùng bệnh tay chân miệng với tồn tại dưới các dạng và hiệu quả khác nhau. Tuy nhiên để nói về loại thuốc có chất lượng tốt, hiệu quả cao, giá thành phải chăng thì sản phẩm của Quantum Care là lựa chọn gần như hoàn hảo dành cho bệnh nhân. Nếu là trẻ em bị tay chân miệng thì dùng sản phẩm xịt nano Baby Skin, còn người lớn thì sử dụng Smart Skin.
Cả hai loại đều được làm từ grapheme, nano bạc và chitosan. Trong đó, grapphene là vật liệu mới, có độ linh động và điện tử bề mặt cực lớn làm dẫn xuất và cung cấp điện tử cho nano bạc. Nano bạc có khả năng diệt khuẩn tốt, lành tính, mỗi nguyên tủ bạc tiếp xúc với vi khuẩn tiêu diệt được 1 vi khuẩn. Còn chitosan được chiết xuất từ vỏ tôm cua, chúng có tác dụng cầm máu, diệt khuẩn, lành tính và an toàn khi sử dụng.
Sản phẩm của Quantum Care rất đặc biệt, sản phẩm sử dụng an toàn nhờ sản xuất bằng phương pháp vật lý an toàn cho cả trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai. Nó có đa tác dụng, có thể tiêu diệt hơn 1 triệu loại vi khuẩn, virus khác nhau. Sản phẩm cực kỳ chất lượng, có thể xử lý nhanh chóng và hiệu quả không để lại sẹo.
Đặc biệt hơn nữa, Quantum Care tìm đến các động vật nguyên sinh virus, vi khuẩn gây hại và tiêu diệt một cách có chọn lọc. Nó sát khuẩn ngay khi tiếp xúc, không kháng thuốc. Nói chung, Quantum Care rất an toàn khi sử dụng, nó được làm từ vật liệu tiên tiến, công nghệ lượng tử, không chứa paraben, không corticoid, không chất cấm gây hại.
Phản hồi của khách hàng đối với Quantum Care khi bị tay chân miệng
Rất nhiều khách hàng sử dụng xịt nano của Quantum Care chữa trị bệnh tay chân miệng đạt hiệu quả và phản hồi tích cực. Bạn có thể tham khảo những feedback của khách hàng để tin tưởng hơn về chất lượng sản phẩm cũng như độ uy tín của thương hiệu:
Cách chăm sóc trẻ khi bị bệnh tay chân miệng
Trường hợp các bé bị bệnh tay chân miệng nhẹ, chỉ có mụn nước và loét miệng thì cha mẹ có thể tự chữa trị và chăm sóc con ngay tại nhà, đặc biệt nên tìm hiểu trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì và không nên ăn gì để chăm sóc bé tốt hơn. Bạn cần:
-Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu và uống nhiều nước mát, không nên cho trẻ ngậm vú nhựa, ăn thức ăn thô cứng, đồ chua cay.
-Vệ sinh miệng cho trẻ bị tay chân miệng bằng dung dịch sát khuẩn.
-Những vết thương ngoài da do phỏng nước để lại thì nên dùng các loại dung dịch sát khuẩn để tránh bị bội nhiễm.
-Cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng nếu bé đã lớn.
-Cách ly trẻ bị bệnh tay chân miệng với những bé chưa bị, người lớn chăm sóc các bé cần đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng để sát khuẩn.
-Quần áo, tã lót, vật dụng khác của bé đều được ngâm trong dung dịch sát khuẩn hoặc có thể luộc qua nước sôi và chỉ sử dụng riêng biệt cho trẻ.
-Cần tắm rửa và vệ sinh nhẹ nhàng cho bé hàng ngày bằng nước sạch để tránh bị nhiễm khuẩn.
-Luôn theo dõi tình trạng của trẻ, có dấu hiệu nào bất thường nặng hơn thì đưa bé đến ngay bệnh viện để bác sĩ chữa trị kịp thời.
Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ
Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng nên các bậc phụ huynh có thể chủ động phòng ngừa bệnh cho trẻ bằng những cách sau:
-Thường xuyên rửa tay chân cho trẻ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, nhất là vào thời điểm trước và sau khi ăn, đi vệ sinh.
-Đeo khẩu trang cho bé, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc bé. Đặc biệt lúc thay quần áo, tã, tiếp xúc với nước bọt, phân hoặc khăn trải giường của bé.
-Cần vệ sinh sạch sẽ các vật dụng như đồ chơi, tay nắm cửa, lan can sàn nhà, thanh vịn…
-Lau sàn nhà thường xuyên bằng nước lau sàn.
Nếu bé bị mắc bệnh tay chân miệng thì trong khoảng 10-14 ngày cần cách ly bé ngay tại nhà, không cho bé đến trường hoặc những nơi đông người để tránh lây lan. Cần sử dụng nhà vệ sinh hợp lý, phân hay các chất thải của bé bị bệnh tay chân miệng cần được xử lý đúng cách, phòng trường hợp phát bệnh cho những người khác.
Thuốc sát trùng bệnh tay chân miệng loại nào tốt nhất? Sau khi theo dõi bài viết trên bạn đã tìm được câu trả lời cho mình rồi nhé. Hãy chủ động phòng tránh và bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và người thân của mình tránh khỏi bệnh tay chân miệng. Mọi thông tin chi tiết mời bạn tham khảo thêm tại website quantumcare.vn. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại!
Xem thêm: