Bệnh tay chân miệng là một bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh có khả năng lây lan nhanh và bùng phát thành dịch rất nguy hiểm. Trẻ bị tay chân miệng thường có những biểu hiện như sốt cao, đau rát. Nhưng khi trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm khó ngủ, mẹ phải làm sao? Hãy vùng quantumcare.vn tìm cách giải quyết cho vấn đề này nhé.
Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh truyền nhiễm do 2 loại virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71 gây ra. Theo nhiều chuyên gia nhận xét, virus coxsackievirus A16 là loại virus gây bệnh nhẹ và có thể tự khỏi trong thời gian từ 7 đến 10 ngày, còn bệnh gây ra bởi enterovirus 71 thường nặng, và rất nguy hiểm dễ gây ra các biến chứng thần kinh và có thể dẫn đến tử vong nếu như không điều trị kịp thời.
Bệnh này thường gặp nhiều nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi và thường bùng phát mạnh nhất vào mùa hè và mùa thu. Trẻ bị tay chân miệng thường biểu hiện bằng những dấu hiệu như: sốt, đau họng, chán ăn, chảy nước mũi… Sau khoảng thời gian từ 1 đến 2 ngày ở bàn tay, bàn chân, miệng, lưỡi, bên trong má sẽ xuất hiện những nốt mụn nước và lở loét nhỏ. Trong trường hợp nặng hơn trẻ có thể bị đau đầu, đau cơ hoặc buồn nôn nên trẻ thường hay quấy khóc.
Dấu hiệu đặc biệt lưu ý của bệnh tay chân miệng
Ngoài những dấu hiệu nhận biết ban đầu, trẻ còn có thể có những biểu hiện bệnh nặng hơn qua các dấu hiệu nhận biết như:
Trẻ sốt cao liên tục
Nếu đã cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng nhưng trẻ sốt trên 38,5 độ liên tục trong thời gian 48h thì có nguy cơ trẻ đã bị nhiễm độc thần kinh nên bạn cần đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị bằng các loại thuốc liều cao hơn.
Trẻ quấy khóc liên tục
Khi xảy ra biến chứng, trẻ có thể quấy khóc liên tục, ngủ ít. Đây có thể là dấu hiệu sớm của tình trạng nhiễm độc thần kinh do bệnh tay chân miệng ra gây ra.
Giật mình
Một trong những triệu chứng thường gặp đầu tiên của nhiễm độc thần kinh là giật mình. Nó không chỉ xảy ra khi trẻ ngủ mà còn xảy ra khi trẻ đang chơi. Nếu tình trạng này tăng theo thời gian thì bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chăm sóc và điều trị.
Rối loạn ý thức
Nếu trẻ có những biểu hiện như ngủ gật, loạng choạng hay chậm chạp thì bạn cần lưu ý quan sát trẻ vì có thể đây là những biểu hiện của viêm não, huyết áp thấp…
Đây là những dấu hiệu hết sức nguy hiểm khi trẻ bị tay chân miệng và cha mẹ cần chú ý để có biện pháp kịp thời, tránh những tổn thương không đáng có cho trẻ.
Xem thêm: Siro chữa trị nhiệt miệng cho trẻ an toàn
Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm khó ngủ, mẹ phải làm sao?
Trẻ em bị tay chân miệng quấy khóc là điều hiển nhiên. Nó có thể do trẻ khó chịu, ngứa rát khi các mụn nước trong miệng bị bong, lở ra. Nhưng mẹ cần quan sát các dấu hiệu ở trẻ. Nếu trẻ chỉ ngủ trong khoảng thời gian từ 15 – 20 phút sau đó lại quấy khóc và có những biểu hiện, dấu hiệu đặc biệt như đã nêu ở trên thì mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để kịp thời khám, có phương pháp điều trị thích hợp và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?
Bệnh tay chân miệng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không quá nguy hiểm. Nhưng bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách thì có khả năng gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Bệnh tay chân miệng tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà sẽ được chia ra làm 4 cấp độ bệnh như sau:
- Cấp độ 1: Trẻ bị lở miệng và tổn thương da.
- Cấp độ 2: Trẻ bắt đầu có những biểu hiện biến chứng về thần kinh.
- Cấp độ 3: Trẻ có các biến chứng nặng về thần kinh, tim mạch, hô hấp.
- Cấp độ 4: Trẻ có những biến chứng nặng về thần kinh khó có thể hồi phục.
Những biến chứng nguy hiểm gây ra bởi tay chân miệng mà bạn cần biết như:
- Biến chứng về thần kinh: trẻ khi bị tay chân miệng có khả năng dẫn đến các biến chứng về thần kinh biểu hiện bằng các dấu hiệu như: thay đổi tri giác, run chi, giật mình, yếu chi, liệt mặt…
- Biến chứng về hô hấp: trẻ xảy ra các biến chứng về hô hấp khi bị tay chân miệng sẽ khó thở, thở mệt, thở nhanh.
- Biến chứng về tim mạch: trong trường hợp này mạch trẻ sẽ nhanh hoặc chậm, huyết áp tăng cao…
Ngoài ra, phụ nữ mang thai nếu nhiễm bệnh trong một vài tuần trước khi sinh thì có thể truyền virus sang cho trẻ. Trẻ sinh ra có thể có những biểu hiện bệnh nhẹ và cũng có thể có những biểu hiện bệnh nặng, đôi khi còn có thể dẫn đến tử vong.
Những biến chứng của tay chân miệng rất nguy hiểm nên khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chăm sóc kịp thời theo hướng dẫn của bác sĩ.
Điều trị, phòng bệnh tay chân miệng như thế nào?
Tùy thuộc vào từng mức độ của tay chân miệng mà sẽ có những cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên dù nặng hay nhẹ thì mẹ cũng nên đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thông thường, trẻ mắc bệnh ở cấp độ 1 thì có thể được hướng dẫn điều trị tại nhà. Từ cấp độ 2 trở đi trẻ cần phải nhập viện để được theo dõi điều trị bởi những bác sĩ chuyên khoa. Điều quan trọng là mẹ cần phát hiện những dấu hiệu bệnh sớm để có phương pháp điều trị kịp thời.
Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ một loại thuốc nào đặc trị tay chân miệng và đây là một loại bệnh phát triển do virus nên hầu như các bác sĩ không cho sử dụng thuốc về bệnh này mà để cho bệnh phát triển theo chu kỳ tự nhiên. Chỉ trừ những trường hợp bị nhiễm trùng nặng.
Để phòng bệnh này, cần đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý, ăn chín, uống sôi và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Các mẹ nên thường xuyên chú ý và nhắc nhở trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, không được cho trẻ ăn bốc hay ngậm, mút tay. Các dụng cụ, đồ chơi hay thậm chí đến quần áo, ga giường cũng cần được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ bằng nước nóng và xà phòng.
Quantum Care – sản phẩm hỗ trợ điều trị tay chân miệng
Một sản phẩm hỗ trợ điều trị tay chân miệng ở trẻ nhỏ hiện nay đang được rất nhiều người quan tâm và tin tưởng sử dụng đó là Baby Skin của Quantum Care. Sản phẩm này có thể được sử dụng cho cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Tuy nhiên, nếu muốn chọn một sản phẩm hỗ trợ điều trị tốt hơn cho người lớn bạn có thể tìm đến Smart Skin – một sản phẩm hỗ trợ điều trị dành cho người lớn.
Những sản phẩm của Quantum Care đều được nghiên cứu bởi các Tiến sĩ của trường đại học quốc gia Tp.HCM trong suốt 10 năm và có tác dụng sát khuẩn với hơn 1000 loại virus như: tay chân miệng, herpes, zona, sởi, rubella, thủy đậu… tất cả đều được kiểm chứng và được bộ Y tế cấp chứng nhận trên toàn quốc.
Đối với bệnh tay chân miệng, bạn cần vệ sinh những vùng da bị tổn thương trước khi xịt thuốc để đem lại hiệu quả cao hơn. Bạn cũng có thể dùng sản phẩm xịt lên toàn bộ cơ thể để sát khuẩn, làm sạch da để chống lây lan và nhiễm khuẩn lại môi trường.
Những chia sẻ từ bài viết trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm khó ngủ, mẹ phải làm sao có lẽ đã giúp bạn tìm được cách giải quyết trong trường hợp này rồi phải không nào. Hy vọng với những thông tin hữu ích từ bài viết bạn sẽ có những cách chăm sóc, điều trị và phòng bệnh cho trẻ tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm: