Trẻ sơ sinh bị tay chân miệng không bú, không ăn được phải làm sao? cách chữa trị như thế nào? có lẻ đây là những vấn đề khiến bậc phụ huynh sốt xắn cả lên nhưng chưa biết phải làm như thế nào. Hiểu được nổi lo chung của các ông bố bà mẹ, sau đây quantumcare.vn sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc cũng như hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tay chân miệng không bú được nhanh chóng khỏi an toàn và hiệu quả. Cùng xem bài viết bên dưới nhé!

tre-bi-tay-chan-mieng-khong-bu-duoc

Trẻ sơ sinh có bị tay chân miệng không?

Bệnh tay chân miệng là bệnh lành tính có thể tự khỏi, do virut Entervirut 71 và virut Coxsakie gây nên. Bệnh thường gặp nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi, thường tập trung ở độ 1-3 tuổi, rất ít gặp ở trẻ trên 5 tuổi và trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, rất ít gặp ở trẻ sơ sinh không có nghĩa là trẻ sơ sinh sẽ không mắc bệnh tay chân miệng đâu nhé.

Bởi vì bệnh tay chân miệng có tính lây truyền rất cao, đường lây thường từ người này sang người khác do tiếp xúc các dịch tiết ra từ mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước của người bệnh. Chính vì vậy, nếu trẻ sơ sinh không may tiếp xúc với người bệnh thì việc lây và bị bệnh là điều khó tránh khỏi.

Dấu hiệu bị tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

Sức đề kháng trẻ sơ sinh còn khá yếu, do đó khi trẻ sơ sinh bị tay chân miệng thì bạn tuyệt đối không nên chủ quan, bởi nó sẽ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển của bé trong giai đoạn này. Do đó, bố mẹ cần chú ý bé khi có dấu hiệu bất thường để sớm nhận ra trẻ có bị tay chân miệng hay không và nhanh chóng đưa đi khám bác sĩ để được điều trị. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp nhận biết trẻ sơ sinh bị tay chân miệng các bạn nên biết:

  • Sốt: sốt nhẹ hoặc sốt cao, sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.
  • Tổn thương ở da: Rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…
  • Một số trẻ có thể khó chịu ở miệng, dẫn đến bỏ bú, bỏ ăn, nôn, tăng tiết nước bọt, tiêu chảy, mệt mỏi, quấy khóc…

Xem thêm: Top 10 loại lá tắm cho trẻ sơ sinh bị rôm

Các dấu hiệu bệnh nặng cần cảnh giác:

  • Trẻ quấy khóc dai dẳng, kéo dài, thậm chí khóc nhiều về đêm và không ngủ được. Đây là tình trạng virut đã nhiễm nặng, ảnh hưởng tới các hệ thần kinh khiến bé vô cùng khó chịu.
  • Sốt cao liên tục và không có khả năng thuyên giảm, điều này nếu bố mẹ không để ý sẽ có khả năng dẫn đến co giật chân tay, cực kỳ nguy hiểm và gây ra những biến chứng nặng nề hơn.
  • Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Bệnh tay chân miệng là bệnh tự khỏi sau 7-10 ngày và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh các bậc phụ huynh không nên chủ quan, bởi những triệu chứng của bé nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác. Hơn hết, việc kéo dài thời gian bệnh sẽ khiến trẻ không bú, không chịu ăn, đây cũng là vấn đề khiến nhiều người lo lắng và không biết phải làm như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị tay chân miệng không bú thì phải làm sao?

Trẻ có tình trạng lười bú, chán ăn khi bị tay chân miệng đó là do miệng, lưỡi của bé có xuất hiện đốm nhỏ, các đốm này sẽ dần chuyển mụn nước lớn hơn, màu vàng xám có viền đỏ. Nếu mụn nước này ở tay chân thì bé còn dễ chịu nhưng khi xuất hiện ở miệng lưỡi thì việc kém ăn, bỏ bú sẽ là điều khó tránh khỏi vì nó vô cùng khó chịu, sưng đau. Sẽ mất một tuần đến 10 ngày các nốt đỏ này mới hoàn toàn biến mất, do đó thời gian này cho dù bé có lười bú, lười ăn mẹ cũng phải cố gắng chăm sóc bé thật tốt. Hơn hết, khi trẻ sơ sinh bị tay chân miệng bỏ bú, bỏ ăn, thì mẹ cần phải chăm theo cách sau:

  • Nên chia nhỏ các bữa ăn và tăng tần suất ăn thường xuyên hơn. Mẹ có thể tiếp tục cho con bú vì những mụn nước ở miệng của bé sẽ không lây truyền qua núm vú và khiến mẹ mắc bệnh.
  • Đối với trẻ sơ sinh dùng sữa công thức thì nên bổ sung thêm nước cho bé.
  • Cho bé dùng thức ăn mềm, dễ nuốt, chẳng hạn như khoai tây nghiền hoặc súp.
  • Không để bé ăn thực phẩm cay hoặc uống nước ép có vị chua vì có thể làm tăng cơn đau miệng.
  • Đặc biệt, khi trẻ sơ sinh bị tay chân miệng, bé sẽ biếng ăn, lười bú. Vì vậy, nhiều bố mẹ lạm dụng việc bổ sung vitamin cho bé. Điều này không tốt cho bé cha mẹ nhé!
  • Giảm đau miệng cho bé bằng cách rơ miệng hằng ngày để giảm tình trạng lở loét miệng. Như vậy bé sẽ chịu bú, ngủ ngon và giảm quấy khóc
  • Tránh đụng vào các nốt phỏng trên da bé để tránh nốt phỏng bị vỡ và nhiễm trùng.
  • Tắm rửa cho bé hàng ngày bằng sữa tắm chuyên dụng hay nước lá chè để diệt sạch vi khuẩn trên da của bé
  • Không tự ý dùng thuốc cho trẻ sơ sinh. Bố mẹ cần hỏi bác sĩ để dùng loại thuốc phù hợp
  • Khi bé bị nổi mụn nước, bố mẹ không được tự ý dùng thuốc bôi cho bé. Các loại thuốc không phù hợp sẽ khiến da bé bị tổn thương.
tre-sinh-co-bi-benh-tay-chan-mieng

Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ khỏi bị tái phát

Bệnh tay miệng rất dễ lây và rất dễ bị tái phát ở trẻ sơ sinh vì hệ miễn dịch của bé còn khá yếu. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên biết cách để phòng tránh tái phát bệnh tay chân miệng ở trẻ bằng cách sau:

  • Dùng khăn giấy che miệng khi ho và hắt hơi, vứt bỏ sau một lần sử dụng;
  • Xử lý tã lót đúng cách vì virus vẫn có thể tồn tại trong phân của bé 1 – 2 tháng sau khi đã khỏi bệnh;
  • Đảm bảo giữ sạch sẽ nhà vệ sinh;
  • Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân, như cốc hoặc khăn tắm, ….
  • Tăng cường sức đề kháng cho bé bằng việc mẹ bổ sung nhiều dưỡng chất để bé hấp thu qua con đường ngậm ti mẹ.
  • Tuyệt đối không cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với bất kỳ ai nếu nghi ngờ người đó đang hoặc mới hết bệnh tay chân miệng.
  • Đặc biệt, cần thường xuyên dùng xà phòng và nước để rửa tay bé, cũng như tay người chăm sóc trẻ, quan trọng nhất là vào các thời điểm sau: trước và sau khi thay tã, sau khi đi vệ sinh, trước khi cho bé bú, trước khi cho bé ăn hoặc các đồ dùng cá nhân cần được rửa sạch sẽ.

Trẻ sơ sinh bị tay chân miệng không bú được luôn là nổi lo của các bà mẹ, bởi nó ảnh hướng trực tiếp đến sự phát triển của bé trong giai đoạn này. Do đó, với những chia sẻ trên hi vọng đã góp phần nào giúp các bà mẹ có cách xử lý và chăm sóc bé đúng cách khi trẻ đang bị bệnh. Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng sản phẩm Baby Skin của Quantum Care để hỗ trợ điều trị tay chân miệng ở trẻ.

Đây là sản phẩm đặc biệt dành cho trẻ em, do đó các mẹ cứ yên tâm sử dụng. Với dạng xịt nên rất dễ sử dụng đồng thời sẽ xoa dịu được cơn ngứa rát ở trẻ, giúp trẻ dễ chịu và ngủ ngon hơn. Để biết thêm chi tiết về sản phẩm cũng như cách sử dụng, các bạn hãy liên hệ trực tiếp qua quantumcare.vn nhân viên sẽ hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn nhé.

Xem thêm: